Thu gọn chóp mũi

​​​​​​THU NHỎ CHÓP MŨI (ĐẦU MŨI)

Đầu mũi to là khuyết điểm lớn khiến dáng mũi bất cân xứng, thiếu ấn tượng khi nhìn vào. Do đó, để hoàn thiện dáng mũi đẹp và khắc phục hiệu quả khuyết điểm này, chúng ta cần ứng dụng công nghệ thu nhỏ đầu mũi an toàn.

Thu nhỏ chóp mũi (đầu mũi) là gì?

Thu nhỏ đầu mũi là tiểu phẫu đơn giản khắc phục hiệu quả tình trạng dáng mũi to và thô. Kỹ thuật này giúp chỉnh hình triệt để phần mũi to nhằm tạo nên dáng mũi cao đẹp với sống mũi thẳng tắp, đầu mũi thon gọn, lỗ mũi hình hạt chanh.

Phương pháp thu nhỏ đầu mũi được tiến hành bằng cách bóc tách phần đầu mũi ra, tác động trực tiếp phần mô mềm hoặc sụn làm to đầu mũi, khéo léo khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ để có được kết quả an toàn.

           Những trường hợp nên thu nhỏ đầu mũi:

+ Người có phần đầu mũi to, dày, tròn, thô, mũi cà chua, mũi hếch, lệch

+ Người có đầu mũi trông có phần “quá khổ” làm khuôn mặt cũng vì thế mất đi vẻ thanh thoát

+ Người muốn phẫu thuật thẩm mỹ thu gọn đầu mũi để giúp dáng mũi có được vẻ đẹp tự nhiên và ấn tượng hơn.

Ưu điểm của phương pháp thu nhỏ đầu mũi

Công nghệ thu nhỏ đầu mũi thực hiện mang đến cho khách hàng những ưu điểm nổi bật như:

+ Tôn tạo dáng mũi cân đối, tự nhiên

+ Chỉnh hình đầu mũi thon gọn và xinh xắn

+ Thời gian thực hiện nhanh chóng, hiệu quả cao

+ Kết quả được duy trì lâu dài, quá trình hồi phục nhanh.

+ Không đau đớn, không để lại sẹo xấu sau thẩm mỹ.

Sau phẫu thuật thẩm mỹ thu nhỏ đầu mũi, những khuyết điểm khiến đầu mũi to so với khuôn mặt đều được khắc phục. Bạn có thể tự tin sở hữu chiếc mũi thanh tú với phần đầu mũi nhỏ gọn, mềm mại tự nhiên mà không hề lộ dấu hiệu sử dụng công nghệ thẩm mỹ.

Phương pháp thu gọn đầu mũi:

Tùy vào nguyên nhân gây to đầu mũi mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ ứng dụng phương pháp phù hợp cho từng khách hàng.

- Mũi cà chua:

+ Trường hợp đầu mũi to do sụn vách ngăn 2 bên cánh mũi lỏng lẻo, sụn đầu mũi tù thì bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành các thao tác xử lý sụn: Gọt bớt sụn đầu mũi, cố định 2 bên sụn vách ngăn cho khép vào nhau và dựng đứng lên.

+ Sụn mũi lớn: Phần trên của sụn đầu mũi sẽ được giảm xuống còn 5-8mm, được buộc lại bằng tự tiêu. Sụn tự thân (sụn vách ngăn hay sụn tai có thể sử dụng để hỗ trợ tạo dáng đầu mũi

+ Sụn mũi bè ra theo chiều ngang: 2 bên sụn đầu mũi sẽ được cắt tỉa và cố định lại với nhau giúp sụn vách ngăn được nâng lên tạo đầu mũi nhỏ. Sau khi xử lý sụn, đầu mũi chẳng những trở nên thon nhỏ mà còn có độ nhô nhất định so với sóng mũi, không còn tình trạng tròn bè như trước.

+ Trường hợp nguyên nhân gây to đầu mũi được xác định do mô mềm đầu mũi quá dày, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ bớt mô mềm, làm mỏng đầu mũi, khắc phục hiệu quả nhược điểm đầu mũi dày, tù và thô. Hoặc bác sĩ sẽ thực hiện đồng thời các thao tác xử lý sụn và cắt bỏ mô mềm nếu cả 2 yếu tố này đều là nguyên nhân gây nên tình trạng đầu mũi to.Trong trường hợp đầu mũi thấp thì kết hợp sụn tự thân và thường dùng sụn vành tai để nâng đầu mũi

- Trường hợp đầu mũi dài: Cắt bớt sụn đầu mũi. Ghép sụn vách ngăn với đầu hướng lên để nâng đầu mũi theo hướng chuẩn tỷ lệ.

- Trường hợp mũi tẹt, mũi hếch

Sụn tự thân chèn vào đầu mũi, có thể sử dụng sụn vách ngăn hoặc sụn tai.

Sụn vách ngăn được tách ra, và lật ngược lại để chống đỡ đầu mũi cao, sụn tai được chèn vào đầu mũi cố định chóp mũi.

- Trường hợp đầu mũi to, cánh mũi rộng: Kỹ thuật tổng hợp nhiều phương pháp: bao gồm kỹ thuật khâu sụn mũi xa nhau, kỹ thuật thu nhỏ cánh mũi và kỹ thuật cắt bỏ phần bên trong lổ mũi để có thể thâu gọn lại mũi

- Trường hợp đầu mũi chẻ: sử dụng phương pháp xử lý sụn bằng cách khâu sụn mũi xa nhau

Bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Đại học Đà Nẵng

Designed and Maintained by Thiết kế website Đà Nẵng, DANAWEB.vn